SGS

Tin tức và sự kiện SGS

HIỂU MỘT BỘ RỄ MỚI CÓ THỂ TRỒNG ĐƯỢC MỘT KHU RỪNG

Tự nhiên vốn là một hệ thống hoàn hảo, cái cây mọc được ở chỗ nào đều có lý do cho sự tồn tại của nó ở đó. Hiểu được giải phẫu của thế giới thực vật, sẽ giúp hiểu được chính con người và văn hóa - xã hội của con người. Cũng vậy, hiểu được diễn tiến hình thành một khu rừng, sẽ hiểu tương lai xã hội con người đó đi tới đâu và thế nào.

chi tiết

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM GIÀN TRỒNG CÂY DÂY LEO ĐƠN GIẢN

Tùy theo từng loại cây trồng, ví trí và diện tích trồng mà có thể sử dụng những loại cọc như tre, nứa, gỗ, sắt hoặc bê tông,... để làm giàn nhé. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị một số loại lưới để giăng lên giàn. Lưu ý rằng đối với những loại cây leo như bầu bí, mướp, khổ qua hay dưa leo.... thì độ cao của giàn càng cao thì cho càng nhiều trái đấy, vì vậy cần chuẩn bị những cây cọc có độ cao khoảng 1,5 - 2,5m là hợp lý.
Giàn trồng cây phải chắc chắn và cố định để cây có thể leo bám được mà không bị đỗ, giàn càng vững chắc thì gốc cây càng cố định, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, tỉ lệ ra hoa đậu trái cũng cao hơn. Nếu trồng trong chậu, thùng xốp tại nhà thì có thể làm giàn nghiêng tựa gần vào vách tường, lang can rồi cắm cọc giăng lưới cho cây leo.

🌻 Làm giàn kiểu chữ A
✅ Bước 1: Cố định các cọc tre xuống đất tạo khung sườn cho của giàn như hình chữ A. Liên kết khung sườn giàn lại với nhau bằng dây kẽm hoặc dây cước, chú ý nên sử dụng loại dây chắc bền có thể chịu được thời tiết nắng và mưa gió ở bên ngoài.
✅ Bước 2: Dùng các tấm lưới vắt lên xà ngang bên trên khung sườn của giàn, kéo căng và trải lưới giàn đều nhau, sau đó cố định lưới bằng cách dùng dây cước buộc vào khung sườn của giàn.

🌻 Kiểu giàn đứng
✅ Bước 1: Cắm các cọc xuống đất theo kiểu hình 2 chữ II, mỗi cọc song song với nhau và cách nhau khoảng 2 - 3m.
✅ Bước 2: Giăng giây vào nóc trên của các cọc và phía dưới mép chân cọc tạo khung sườn cho giàn.
✅ Bước 3: Tiến hành giăng lưới cho giàn, buộc các góc lưới vào các dây chằng liên kết trên - dưới cột của khung sườn của giàn. Cột cố định dây luồn biên vào dây chằng liên kết trên, các mối cột cách nhau 0,5m.
✅ Bước 4: Dùng tấm lưới lớn kéo trải căng ra như trải bạt che nắng để phủ nóc cho giàn. Nếu không muốn phủ nóc thì bạn có thể bỏ qua bước này.

chi tiết

MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
🌱 Màng phủ nông nghiệp hay còn gọi là bạt, nilon, mủ, thảm… là vật liệu bằng nhựa dẻo, mỏng với hai màu khác nhau dùng để phủ lên mặt liếp (luống) cây trồng. Sử dụng màng phủ giúp hạn chế sâu bệnh, dịch hại cho cây con, ngăn chặn chuột cắn phá, chặn cỏ dại, giữ độ ẩm cho đất, tiết kiệm nước tưới, hạn chế mất phân bón.
🌱 Theo đánh giá của các nhà khoa học, khi sử dụng màng phủ thì năng suất cây trồng tăng 30 -35%, chất lượng sản phẩm tốt hơn. Để có được hiệu quả cao trong sản xuất rau màu, nhưng việc sử dụng màng phủ nông nghiệp đúng cách thì lại ít người biết. Trần Gia sẽ cung cấp một số những vấn đề chủ chốt trong việc sử dụng màng phủ nông nghiệp.
🌱 Màng phủ nông nghiệp có tác dụng giữ ẩm cho đất, hạn chế sâu bệnh, cỏ dại và giữ cho đất và phân bón không bị cuốn trôi. Khi sử dụng, mặt màu bạc của màng phủ được hướng lên trên nhằm tăng lượng ánh sáng phản xạ (hạn chế sâu hại), mặt màu đen úp xuống dưới để che tối mặt đất (hạn chế cỏ dại). Một số nước trên thế giới còn nghiên cứu sử dụng màng phủ nông nghiệp với nhiều màu sắc khác nhau cho những mục đích và cây trồng khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm bước sóng được phản xạ từ mỗi loại màu sắc.
🌱 Màng phủ nông nghiệp còn có tác dụng tăng nhiệt độ đất, nhưng tác dụng này chỉ có lợi cho cây trồng trong điều kiện thời tiết lạnh (bất lợi trong thời tiết nắng nóng). Ở những vùng có mùa đông lạnh và ánh sáng yếu như miền Bắc nước ta, màng phủ giúp bộ rễ phát triển và lá cây quang hợp tốt hơn. Trong khi với thời tiết nắng nóng ở miền Nam và mùa hè ở miền Trung và miền Bắc thì sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể gây ảnh hưởng xấu do nhiệt độ trong đất tăng quá cao. Ngược lại đối với cây leo và cây bò như đậu cove, khổ qua, dưa leo, dưa hấu thì màng phủ giảm bớt sự tăng nhiệt độ của đất. Một số cây trồng thẳng đứng, được cắt tỉa cành lá trong quá trình canh tác và khá nhạy cảm với nhiệt độ đất như ớt và cà chua thì dễ bị ảnh hưởng xấu nếu sử dụng màng phủ không đúng kỹ thuật.

chi tiết

Công dụng của cây dừa cạn

Lưu truyền trong y học dân gian một bài thuốc tốt, dân dã mà lại rất hiệu quả. Cây dừa cạn là thảo dược quý thường được sử dụng để chữa các bệnh như ung thu, tiểu đường, tăng huyết áp. Cùng SGS tham khảo các công dụng chữa bệnh bằng cây dừa cạn

chi tiết
Powered by nopCommerce