SGS
Trang chủ / Tin tức và sự kiện / Biện pháp hồi phục, giải độc cho cây trồng sau ngập úng, lũ lụt

Tin tức và sự kiện Biện pháp hồi phục, giải độc cho cây trồng sau ngập úng, lũ lụt

Biện pháp hồi phục, giải độc cho cây trồng sau ngập úng, lũ lụt

1. Tình trạng sức khỏe của cây trồng sau ngập úng, lũ lụt

- Sau khi bị ngập nước cây trồng sẽ thiếu oxy và các loại vi sinh có hại trong đất sẽ phát triển mạnh sinh ra nhiều chất độc sẽ làm trái cây bị thối không hút được chất dinh dưỡng. Tùy thuộc vào từng loại cây trồng và thời gian ngập nước, cây bị ảnh hưởng sinh trưởng và thất thu năng suất, thậm trí là gây chết cây. Khuyến cáo khi nước đang ngập không nên ven đất mà nên để nước chảy tự nhiên, vì khi đó một phần không khí trong nước sẽ cung cấp giúp cây hô hấp.

- Lúc này, cây bị phá vỡ tiến trình hô hấp bình thường của rễ, từ đó sẽ tích lũy chất độc gây hại trên tế bào rễ, đặc biệt là vùng lông hút của rễ, làm cho lông hút bị chết và không hình thành được rễ mới. Cây sẽ không hấp thu được nước cũng như các khoáng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, cây sẽ chết dần và không có khả năng phục hồi.

- Nếu trường hợp nước ngập lâu trong vườn cây ăn trái, sẽ làm phá hủy lớp vỏ rễ bên ngoài, tạo điều kiện cũng là con đường cho vi khuẩn và nấm xâm nhập dễ dàng vào bên trong rễ gây hiện tượng thối rễ dẫn đến cây chết.

2. Thiết lập lại hệ thống đê bao cho vườn cây sau ngập lụt

- Mỗi năm vào mùa mưa bão, cây trồng luôn nằm trong nước ngập úng hết toàn bộ cây. Những vườn cây bị ngập úng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển, bà con nhà vườn cần sớm có biện pháp để phục hồi vườn cây.

- Trước khi trồng bà con nên thiết lập hệ thống đê bao cho khu vườn được kiên cố, có các đường nước thông thoáng, khi bị ngập lụt cần làm hệ thống thoát nước nhanh chóng, dùng cuốc đào thêm các rãnh phụ để nước có thể thoát nước. Sau khi mưa lũ cần gia cố lại hệ thống đê bao kiên cố để tráng tình trạng ngập khi lũ kéo đến to hơn.

 - Khẩn trương khai thông cống rảnh xung quanh vườn, có thể xẻ thêm rảnh phụ giữa liếp, xới xáo phá váng trên lớp đất mặt bằng dụng cụ có thể (cuốc, cào 3 răng,…) giúp cho việc thoát nước nhanh chóng nhất. Tạo cho đất thoáng khí và ôxy có điều kiện đi vào trong đất để cây trồng trao đổi chất giải phóng khí độc, cây ra rễ mới giúp cho tiến trình hô hấp hoạt động tốt hơn.

3. Dọn dẹp kết hợp cắt tỉa cành, phục hồi lại cây bị đổ ngã sau mưa bão

- Sau mưa lũ là thời điểm cây bị đỗ ngã nhiều và vườn cây có rất nhiều những tàn dư thực vật khác trôi vào vườn, làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục cây chính vì vậy cần:

- Thu dọn tàn dư thực vật, sau đó rắc vôi bột lên trên mặt luống để phòng ngừa sâu bệnh thấm sâu xuống tầng canh tác gây hại bộ rễ cây.

- Vớt dọn rong rêu, bèo bồng, vật cản dòng chảy trên cá sông trục, để sớm tiêu thaots triệt để úng ngập đồng ruộng và vườn cây ăn trái.

- Những vườn cây ăn quả lâu năm có giá trị kinh tế cao như nhãn, vải, cam, bưởi,… Với những cây bị ảnh hưởng nhẹ:

 

 

Powered by nopCommerce